Tổng quan về Enzyme, hiệu quả trong việc tăng năng suất, giảm chi phí

  1. Khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay

Khẩu phần ngũ cốc bao gồm ngô – đậu nành, cám gạo, lúa mì … được xem là nguồn năng lượng chính của khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm và giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, nên việc bổ sung nguyên liệu giàu xơ rất được ưu chuộng. Thành phần chủ yếu của ngũ cốc là Carbonhydrase thực vật bao gồm tinh bột, Polysaccharide phi tinh bột (Non-Starch Polysaccharide – viết tắt NSP) và Lignin. Trong đó, nhóm NSP có các thành phần: Cellulose, Oligosaccharides, Hemicellulose , Pectins lại được coi là các yếu tố kháng dinh dưỡng hoặc các yếu tố làm hạn chế khả năng tiêu hóa thông qua cơ chế gia tăng độ nhớt tiêu hóa, trói chặt và hạn chế các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột.

Đối với động vật có dạ dày đơn như tôm, cá, heo, gà thì chúng không thể hấp thụ được bất kỳ chất dinh dưỡng gì từ nguồn chất xơ này vì không có enzyme nội sinh để thủy phân và tiêu hóa. Vì vậy việc bổ sung thêm một loạt các Enzyme là cần thiết giúp hỗ trợ tiêu hóa.

  1. Enzyme là gì?

Enzyme hay còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Mục tiêu cuối cùng của enzyme là phân giải các phân tử thành những phân tử nhỏ hơn để dễ dàng hấp thu trong quá trình tiêu hóa. Enzyme bổ sung trong thức ăn thương mại thường được lên men từ một dòng vi khuẩn hay nấm, sau đó được trích ly để tạo ra một sản phẩm lên men có chứa enzyme đơn. Mỗi loại enzyme đơn sẽ có nhiệm vụ xúc tác một loại phản ứng nhất định. Đó gọi là tính đặc hiệu của enzyme như:

Chức năng của một loại Enzyme trong cơ thể vật nuôi

Xylanase: Thủy phân Polysaccharide không phải tinh bột NSP.

Xylan: là thành phần chính cấu tạo nên hemicellulose của thành tế bào thực vật

Glucanase: Tiêu hóa chất xơ. Thủy phân vách của tế bào cellulose, loại bỏ các độc tố được tích tụ trong thành ruột

Mannanase: Thủy phân Polysaccharide không phải tinh bột NSP

Invertase: Thủy phân Saccharose thành glucose và fructose. Cải thiện mức năng lượng của động vật

Protease: Cắt đứt các liên kết peptide trong các phân tử polypeptise

Cellulase: Thủy phân cellulose và glucose thông qua phân cắt liên kết 1,4-ᵝ glucoside

Amylase: Phân giải Carbohydrate phức tạp thành đường đơn

Phytase: Xúc tác cho phản ứng thủy phân acid phytic thành myo-inositol và một số gốc phosphate vô cơ tự do.

  1. Tại sao vật nuôi cần ENZYME

Trong chăn nuôi heo, người ta có xu hướng cai sữa sớm cho heo con để tăng lứa đẻ cho heo nái. Nếu trước đây là 2 tháng thì phần lớn các trại hiện nay cho cai sữa sau 28 ngày. Heo con ban đầu chỉ hình thành enzyme lactase và lipase để tiêu hóa sữa và chất béo. Hầu như trong dạ dày chúng còn thiếu nhiều HCL và dịch tụy của chúng thiếu enzyme amylase nên không tiêu hóa được tinh bột. Vì vậy việc bổ sung thêm các enzyme ngoại sinh khác từ bên ngoài là vô cùng cần thiết.

Gia cầm không thể tiêu hóa NSP. Một số NSP tan trong nước làm tăng độ nhớt ở đường ruột gây giảm chức năng đường ruột. Khẩu phần nhiều NSP kích thích gà uống nước nhiều và kéo theo hiện tượng phân ướt và dính, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề vệ sinh và chất lượng thịt ở gia cầm.

Bổ sung enzyme ngoại sinh vào khẩu phần thức ăn cho vật nuôi ở những giai đoạn mà cơ thể không có khả năng tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn như:

– Thay đổi đột ngột về thức ăn, công thức hay nguyên liệu premix

– Khi heo cai sữa, chuyển từ dạng thức ăn lỏng là sữa mẹ sang thức ăn dạng viên sớm, chưa có enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Heo mẹ sau sinh mất rất nhiều sức nên khả năng tiêu hóa ít nhiều bị giảm sút.

– Trong thời kỳ đẩy nhanh thời gian xuất chuồng làm các enzyme nội sinh cơ thể tiết ra không kịp tiêu hóa.

– Vật nuôi bị stress gây rối loạn hoạt động tiêu hóa thức ăn

  1. Hạn chế khi sử dụng

Có một số loại enzyme nội sinh mà cơ thể vật nuôi có thể tự tổng hợp được (protease, lipase, amylase …), nếu bổ sung thêm quá liều lượng sẽ tạo nên hiệu ứng phản hồi ầm, ức chế cơ thể tổng hợp những enzyme tương tự. Sử dụng lâu dài sẽ làm động vật lệ thuộc vào nguồn enyzme ngoại sinh, chăn nuôi không có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình hình tự tổng hợp enzyme của vật nuôi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sức khỏe và điều kiện môi trường trong quá trình chăn nuôi.

Chất lượng và độ bền của enzyme thấp và hầu hết các chế phẩm enzyme bổ sung cho thức ăn chăn nuôi đều được trích ly ở dạng enzyme đơn. Việc sử dụng nhiều enzyme đơn premix hoặc sử dụng những chế phẩm sinh học hệ đa enzyme là tùy vào lựa chọn của người chăn nuôi. Nhưng trên hết, các sản phẩm hệ đa enzyme có hoạt lực cao và độ bền tốt giúp tiết kiệm thời gian premix và giảm thiểu chi phí sử dụng enzyme chiếm ưu thế hơn hẳn.

Tham khảo thêm: Sản phẩm Men Tiêu Hóa – Enzabac Liquid – Sản phẩm nhập khẩu 100% từ USA