Tiết giảm chi phí nuôi tôm tăng hiệu quả lợi nhuận

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao, có rất nhiều yếu tố đầu vào, quyết định chi phí sản xuất, quyết định giá thành 1 kg tôm thương phẩm khi xuất bán.

Giảm chi phí để tăng lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ

Nói cách khác, thông qua các yếu tố này, người nuôi tôm có thể chủ động tiết giảm được chi phí, giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận khi xuất bán.

Chi phí đầu vào nuôi tôm thẻ

Kỹ thuật nuôi tôm hiện nay đã có những cải tiến hiệu quả, việc áp dụng vào mô hình nuôi của mình đòi hỏi bà con tuân thủ, để có vụ nuôi thành công. Áp dụng kỹ thuật nuôi mới, nuôi nhiều giai đoạn, cũng đồng nghĩa bà con thực hiện dễ dàng việc tiết kiệm chi phí nuôi.

Những yếu tố đầu vào như cải tạo, xử lý ao hồ nuôi ban đầu (hoá chất). Con giống, chất lượng giống và mật độ thả giống. Lựa chọn thức ăn, cho tôm ăn và quản lý thức ăn.

Quản lý tôm nuôi, tăng cường đề kháng liên quan thuốc kháng sinh, dinh dưỡng bổ xung. Quản lý chất lượng môi trường và các vấn đề phát sinh trong ao nuôi tôm, liên quan hoá chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học sử dụng trong vụ nuôi.

Vấn đề đặt ra là những chi phí nào có thể loại bỏ, tiết giảm trong nuôi tôm hiện nay?

Trước tiên phải đề cập đó là chi phí cải tạo, xử lý ao. Công đoạn này nếu bà con làm kỹ việc sên bùn, phơi ao, lấy nước, xử lý nước…

Nuôi tôm ao bạt mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi hơn

 

Trong quá trình nuôi chắc chắn bà con sẽ không bỏ ra các khoản tiền mua hoá chất, thuốc để xử lý lại môi trường, nguồn nước, sẽ tiết kiệm được chi phí. Hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao đầy đủ bao gồm ao lắng lọc, ao xử lý, ao sẵn sàng, hệ thống ao ương, ao nuôi và ao xử lý nước thải.

Một mô hình nuôi thể hiện tính bền vững, ổn định, tiết kiệm, khi bà con sẵn sàng bỏ ra ≥ 60 – 70% diện tích khu nuôi phục vụ xử lý nước, chứa nước. Vận hành đầy đủ, đúng công năng, đảm bảo hiệu quả mục đích sử dụng các ao trên. Đảm bảo nguồn nước vào ao nuôi phù hợp nhất, duy trì sự sống tôm trong ao, kích thích tôm nuôi tăng trưởng, an toàn trong quá trình hoạt động, phát triển của tôm nuôi.

Chọn và thả tôm giống

Chọn lựa con giống được sản xuất có nguồn gốc từ thương hiệu lớn, uy tín, đã được kiểm tra PCR các bệnh phổ biến. Chọn lựa mật độ thả nuôi phù hợp kỹ thuật áp dụng, phù hợp điều kiện ao hồ, phù hợp trang thiết bị máy móc, phù hợp khả năng quản lý, vận hành.

Chọn lựa mật độ thả nuôi phù hợp điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu, mùa vụ thả nuôi, tình hình thị trường…Nên ương, dưỡng, chăm sóc riêng, tôm postlarvae trong bể ương 18 – 20 ngày trước khi chuyển sang ao nuôi tôm lứa. Mô hình nuôi có giai đoạn ương tôm, giúp bà con kiểm soát được tỷ lệ sống tôm sau ương, kích cỡ và trọng lượng tôm sau ương, từ đó giúp bà con bố trí mật độ nuôi tôm lứa phù hợp, định lượng chính xác thức ăn, kiểm tra được tăng trưởng tôm nuôi, kiểm soát được chất lượng môi trường.

Lựa chọn thức ăn

Lựa chọn thức ăn, cho tôm ăn và quản lý thức ăn. Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.

Các chuyên gia nghiên cứu nhu cầu sinh học dinh dưỡng tôm thẻ chân trắng, khuyến cáo hàm lượng đạm dùng để nuôi phù hợp nhất trong thức ăn công nghiệp ở mức 38 – 40%.

Do thói quen, do hiểu sai về nhu cầu dinh dưỡng của tôm, từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, bà con nuôi tôm luôn có xu hướng dùng thức ăn tăng đạm, hoặc chuyển sang sử dụng thức ăn tăng trọng đạm cao.

Thức ăn đạm cao, đồng nghĩa giá thức ăn cao, chi phí thức ăn nói riêng, tổng chi phí nuôi cũng vì thế tăng rất cao. Nguồn gốc đạm trong thức ăn quyết định chất lượng thức ăn, liên quan mức độ tiêu hoá thức ăn và hấp thu thức ăn của tôm, liên quan thành phần dinh dưỡng trong thức ăn đủ hay thiếu. Đạm động vật như bột cá nhập khẩu, đặc biệt là bột cá tươi, nguồn gốc Peru, Chi Lê, thường bổ ung đầy đủ các acid amin thiết yếu, acid béo quan trọng, vitamin, khoáng chất chính…cần cho tôm phát triển.

Ngoại trừ, khi bà con nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao, hay siêu thâm canh, trong vùng độ mặn thấp ≤10‰, do môi trường có độ mặn thấp, tôm cần đạm cao để tạo ra nhiều năng lượng, phục vụ quá trình điều tiết áp suất thẩm thấu, và tích  dinh dưỡng cần cho tăng trưởng.

Đặc biệt, các vùng nuôi nước không có độ muối (nước ngọt), việc dùng thức ăn đạm cao được xem như một giải pháp, hỗ trợ tôm phát triển, trong môi trường nuôi không thuận lợi. Khi bà con điều chỉnh lượng đạm trong thức ăn tăng lên > 40 – 50%, hiệu quả tăng trưởng của tôm sẽ giảm, chi phí thức ăn tăng, đồng nghĩa chi phí sản xuất tăng, môi trường nước nuôi nhanh ô nhiễm, khí độc trong ao nuôi tăng cao, xuất hiện nhiều sự cố trong ao.

Nguồn gốc đạm trong thức ăn quyết định chất lượng thức ăn

 

Quản lý tôm nuôi

Khi cho tôm ăn bà con chỉ đáp ứng 70 – 80% nhu cầu dinh dưỡng. Cho tôm ăn hơi thiếu hoặc vừa đủ góp phần tiết kiệm chi phí thức ăn, vẫn đảm bảo tôm nuôi phát triển, chủ động tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của tôm. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh,  chất. bà con bổ sung thêm dinh dưỡng bổ xung như các Enzym tiêu hoá e, Amylase, Cellulase, e…

Các acid amin thiết yếu như: Histidine, Isoleucine, Methionine, Threonine, Lysine… Chế phẩm sinh học, men tiêu hoá, Beta glucan, chất hỗ trợ gan như Sorbitol, Methionine, , Inositol, tăng cường đề kháng thông qua bổ sung Premix, chất khoáng, acid hữu cơ…

Chủ động quản lý chất lượng môi trường và các vấn đề phát sinh trong ao nuôi tôm, hạn chế sử dụng  chất xử lý môi trường. Dùng chế phẩm sinh học sử dụng trong vụ nuôi, bà con có thể điều chỉnh ng số môi trường ao nuôi chủ động.

Bên cạnh đó, thông qua việc , chuyển ao nhiều lần, thay nước, xi phông đáy ao, hồ nuôi thường xuyên, dùng thêm Yucca, Zeo… từng giai đoạn ương, nuôi, góp phần giữ môi trường nuôi ổn định, không tốn chi phí xử lý.

Thay nước mới từ ao sẵn sàng sang ao nuôi, là biện pháp đơn giản, nhưng hiệu quả. Lượng nước thay, xi phông tuỳ sức khoẻ tôm, trọng lượng tôm, điều kiện thời tiết, giai đoạn nuôi…thay 10 – 50% nước hạn chế tôm bị sốc…

Thay nước, xi phông đáy ao, hồ nuôi, hỗ trợ thêm Yucca, Zeo, kết hợp biện pháp sử dụng vi sinh được khuyến cáo dùng thường xuyên, suốt vụ nuôi. Chọn vi sinh các giống Bacillus kết hợp NitrobacterNitrosomonasLactobacillus, chế phẩm EM, các men như Amylase, se, e góp phần ổn định môi trường, tiết giảm đáng kể chi phí sử dụng thuốc, hoá chất.

Biến tần trong ao nuôi tôm dùng cho máy sục khí oxy, cho cánh quạt nước. Sử dụng biến tần dùng thay đổi tốc độ động cơ, giúp người nuôi tôm chủ động điều khiển tốc độ của thiết bị phù hợp từng độ tuổi của tôm.

Giảm chi phí để tăng lợi nhuận

 

Sử dụng biến tần, khi khởi động hệ thống sẽ tăng tốc từ từ, tránh dòng khởi động ban đầu, kéo dài tuổi thọ của motor, giảm thiểu khả năng cháy motor do điện áp không ổn định. Giúp máy khởi động êm ái không gây sụt áp giúp nguồn điện ổn định hơn tăng độ bền cho các thiết bị điện. Sử dụng biến tần, giúp gia tăng tuổi thọ, tăng hiệu quả sử dụng máy móc trong ao nuôi.

Mặt khác, người nuôi tôm cũng có thể điều chỉnh được nồng độ oxy trong ao tôm một cách phù hợp bằng cách điều chỉnh tốc độ của máy thông qua biến tần, góp phần tiết kiệm được một lượng điện năng tương đối lớn.

Sử dụng biến tần, hệ thống quạt nước có vai trò quan trọng trong các đầm nuôi tôm, giúp tạo dòng chảy mạnh mẽ, luân chuyển nước tránh được tình trạng phân tầng trong ao nuôi. Sử dụng biến tần, cung cấp nguồn oxy cho tôm nuôi ổn định, giải phóng khí độc, đồng thời điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Sử dụng biến tần, giải quyết được vấn đề điều khiển động cơ 3 pha, bà con hoàn toàn có thể vận hành động cơ 3 pha mà không cần kéo trạm 3 pha, tiết kiệm chi phí đầu tư rất lớn.

Nguồn: TSTB